KHOA CƠ KHÍ
ĐỘNG LỰC
Faculty of Vehicle and Energy Engineering
Địa
chỉ: Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh
01
Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện
thoại: (08) 3 896 4921 ; (08) 3 722 1223/8340
Email: kckdl@hcmute.edu.vn
Website: fae.hcmute.edu.vn
Facebook: Cơ khí động lực -
Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.
Khoa
Cơ khí Động lực, tiền thân là Ban Cơ khí Ô tô
được thành lập từ năm 1962, trong những ngày
đầu thành lập trường, đến năm 1972
được đổi tên thành Khoa Cơ khí Ô tô thuộc
Đại học Giáo dục. Năm 1975, khoa đổi
thành Bộ môn Ô tô thuộc Khoa Cơ khí, đến năm
1987, trở thành Khoa Cơ khí Động lực thuộc
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.
Trải
qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, có một bề
dày truyền thống và kinh nghiệm quý báu, Khoa Cơ khí
Động lực đã khẳng định được
thương hiệu, vị thế và uy tín cao trong xã hội.
Khoa Cơ khí Động lực là một trong các khoa có qui
mô lớn, chủ lực của Nhà trường trong các
lĩnh vực đào tạo, NCKH và nhiều hoạt động
khác, là khoa đầu ngành về đào tạo ngành Công nghệ
kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật Nhiệt
(cả hai đều đạt chuẩn AUN-QA) và Năng lượng Tái tạo trong hệ
thống các trường kỹ thuật của cả
nước.
Khoa
có đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học có trình độ
chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong
các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,
đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một nguồn
nhân lực lớn các thạc sĩ, kỹ sư, giáo viên kỹ
thuật hai ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô và Công nghệ
kỹ thuật Nhiệt. Sinh viên của khoa ra trường
được đánh giá cao về trình độ chuyên môn,
có tay nghề vững vàng, đáp ứng tốt yêu cầu của
các nhà tuyển dụng và đang tham gia vào tất cả các
lĩnh vực quản lý, giảng dạy, sản xuất,
dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh,… Năm 2018, khoa bắt
đầu tuyển sinh đào tạo ngành Năng lượng
tái tạo, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của
xã hội.
Ngoài
ra, Khoa còn là trung tâm bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo
nâng cao, chuyển giao công nghệ cho giáo viên các trường
kỹ thuật, các doanh nghiệp; là đơn vị nghiên
cứu và sản xuất nhiều mô hình, thiết bị dạy
học cung cấp cho các trường đào tạo chuyên
ngành liên quan trong cả nước.
Đến nay, Khoa Cơ
khí Động lực
có 5 bộ môn: Động cơ, Khung Gầm, Điện tử
Ô tô, Nhiệt-Điện lạnh và Năng lượng tái
tạo. Đội ngũ cán bộ và nhân viên tham gia giảng
dạy tại khoa có khoảng 50 người (cơ hữu
40 người), trong đó có 04 Phó Giáo sư, 15 Tiến
sĩ, 10 Nghiên cứu sinh, 30 Thạc sĩ. Qui mô sinh viên của
khoa khoảng 2.200 nghiên cứu sinh, học viên cao học,
sinh viên đại học. Khoa đã áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào
các hoạt động và quản lý của khoa từ
năm 2006.
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Hiện
nay khoa đang áp dụng Chương trình đào tạo 132
tín chỉ cho các ngành thuộc bậc đại học. Các
chương trình đào tạo của khoa được
đổi mới theo định hướng tiếp cận
CDIO và thường xuyên được cập nhật
để bắt kịp sự phát triển của khoa học
và công nghệ.
Các
chương trình đào tạo:
· Sau
đại học:
01
chương trình Tiến sĩ:
Kỹ thuật Cơ khí Động lực.
02
chương trình Thạc sĩ:
-
Kỹ thuật Cơ khí Động lực;
-
Kỹ thuật Nhiệt.
· Đại
học: 03 chương trình
-
Công nghệ kỹ thuật Ô tô (AUN-QA);
-
Công nghệ kỹ thuật nhiệt (AUN-QA);
-
Năng lượng tái tạo;
· Các
khóa đào tạo ngắn hạn:
- Đào tạo Kỹ thuật
viên Toyota Sửa chữa chung và Sửa chữa thân vỏ xe
– Chương trình đào tạo theo ủy quyền của
Công ty Toyota Việt Nam;
-
Đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa ô tô nâng
cao.
-
Liên kết bồi dưỡng chuyên môn tại các
đơn vị, doanh nhiệp.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hoạt
động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
của khoa đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Trong 5 năm qua, khoa đã thực hiện 210
đề tài NCKH các cấp, đã nghiệm thu 04 đề
tài cấp Bộ, 05 đề tài cấp Thành phố,
hơn 180 đề tài cấp trường trọng điểm,
cấp trường, 120 đề tài SV. Đăng hơn
123 bài báo khoa học (SCI, SCIE, ISI, EI, các tạp chí khoa học
quốc tế và trong nước). Khoa Cơ khí Động
lực thường xuyên tổ chức nhiều Hội nghị,
hội thảo khoa học, trao đổi chuyên môn có sự
tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Hoạt
động nghiên cứu khoa học của khoa đạt
nhiều giải thưởng cao ở các cuộc thi và sân
chơi như: 2 giải ba và 1 giải khuyến khích Cuộc
thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ việt nam, Vườn
ươm sáng tạo, Robocon, Lái xe sinh thái và tiết kiệm
nhiên liệu. Đội MIN 10 của khoa đã xuất sắc
đạt giải đặc biệt trong cuộc thi Lái xe
sinh thái tiết kiệm nhiên liệu 2014 do Công ty HONDA Việt
Nam với thành tích 1.089 km/lít, đại diện Việt nam
thi đấu tại Nhật Bản. 01đội sinh viên
đại diện VN tham dự Chương trình Sáng kiến
thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại Singapore.
Khoa có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ
và hiệu quả với nhiều tổ chức, trường
học, đơn vị, công ty trong và ngoài nước trong
các lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ thực tập,
việc làm, học bổng, trang thiết bị thực tập,…
như: Toyota VN, Ford VN, Isuzu VN, Bosch, Công ty Kỹ Nghệ Lạnh
Searifico, Guntner, Công ty Bitzer, Daikin, các Đại lý Dịch vụ
Ô tô,...
CƠ SỞ VẬT
CHẤT
Khoa
có hệ thống các phòng thí nghiệm và nhà xưởng,
trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt
cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên và
sinh viên.
- 04
phòng thí nghiệm: PTN Động cơ, PTN Khung gầm, PTN
Cơ điện tử ô tô, PTN truyền nhiệt micro.
- 06
xưởng thực tập: xưởng Động cơ,
xưởng Khung gầm, xưởng Điện ô tô,
xưởng Đồng sơn, xưởng Nhiệt-điện
lạnh, xưởng Năng lượng tái tạo.
- 01
Phòng Open Lab cho sinh viên.
-
Các Phòng Chuyên đề, giảng dạy.
THÀNH TÍCH NỔI BẬT:
- Huân
chương Lao động hạng Ba - năm 2008;
- Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ - năm 2012, 2014,
2018;
- Bằng
khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
– năm 2013, 2014, 2015, 2017;
- Danh
hiệu Tập thể lao động xuất sắc nhiều
năm liền từ 1999 đến 2018.
CÁC MỤC TIÊU CƠ
BẢN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
- Là
một trong 03 khoa lớn của trường, đạt
các tiêu chí kiểm định chất lượng của
Nhà nước, ngang tầm với các trường đại
học uy tín trong khu vực Đông Nam Á.
- Là
khoa đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực cơ khí
động lực, công nghệ kỹ thuật ô tô, nhiệt
– điện lạnh, năng lượng tái tạo theo
hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Đào tạo
các trình độ từ Đại học, Cao học và Tiến
sĩ.
- Nghiên
cứu, phát triển khoa học công nghệ gắn với
đào tạo và chuyển giao công nghệ, khẳng định
thương hiệu của khoa trong các lĩnh vực
đào tạo.
- Mở
rộng quan hệ với doanh nghiệp, phục vụ cộng
đồng. Tạo được ảnh hưởng tích
cực đến các hoạt động của các
đơn vị, doanh nghiệp có ngành nghề liên quan.
- Triển
khai ứng dụng các kỹ thuật quản lý, quản trị
đại học tiên tiến, chú trọng thực hiện
đầy đủ các mục tiêu chiến lược của
HEEAP và hội nhập quốc tế.
Các
chỉ tiêu chính
Ðến năm 2025, Khoa Cơ khí Động
lực sẽ đạt được những chỉ
số cơ bản sau đây:
- Quy mô
sinh viên: 4000 SV,HV.
- Tổng
số CBVC: 88 người. Trong đó:
· Số lượng giảng viên
cơ hữu: 77.
·
Số lượng giảng viên thỉnh
giảng: 08.
·
Số lượng cán bộ
phục vụ: 02.
Trình độ đội
ngũ CBGD:
·
45% có trình độ Tiến sỹ,
trong đó có 10% PGS.
·
55% có trình độ Thạc sỹ.
·
90% giảng viên có khả năng giao dịch trực tiếp bằng tiếng Anh.
- Cơ
sở vật chất:
· 03 phòng Chuyên đề ,12 phòng
học lý thuyết xưởng tại các xưởng.
·
05 phòng Thí nghiệm: Động
cơ, Khung gầm, Cơ điện tử ô tô, Truyền
nhiệt, Nhiệt - lưu chất và năng lượng
tái tạo
·
08 Xưởng thực hành:
Động cơ xăng, Động cơ diesel, Khung
gầm, Đồng sơn, Điện- Điện tử
ô tô, Nhiệt – điện lạnh, Máy xây dựng, Năng
lượng tái tạo.
Các
kế hoạch và giải pháp cụ thể
Về
đào tạo
-
Xây dựng đề án mở ngành đào
tạo mới (Máy xây dựng, Cơ điện tử ô tô)
mới trình độ đại học. Đào tạo
Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Nhiệt 2021; Đẩy
mạnh các hoạt động biên soạn giáo trình, dạy
học số, gảng dạy theo project based learning,
giảng dạy bằng tiếng Anh.
Về
cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
-
Nâng cao số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực: cử CBGD đi học
Tiến sĩ, tuyển dụng CBGD là Tiến sĩ có chuyên
ngành phù hợp với các ngành dự kiến mở đào
tạo.
-
Chuẩn bị tổ chức giảng
dạy bằng tiếng Anh một số môn học chuyên
ngành. Cử giảng viên đi thực tế, bồi
dưỡng chuyên môn tại các doanh nghiệp, học
tập ngắn hạn ở nước ngoài nhằm nâng
cao tay nghề và tiếp cận công nghệ hiện
đại.
-
Nâng cao hiệu quả quản lý và chất
lượng công việc theo các hệ thống quản lý
tiên tiến. Áp dụng Hệ thống đánh giá năng
lực thực hiện (KPIs) tại khoa để đánh
giá năng lực thực hiện công việc của
từng cá nhân/bộ phận nhằm quản lý, khuyến
khích kết quả lao động của cán bộ, viên
chức hiệu quả.
Về
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
-
Tổ chức lại nhóm nghiên cứu
trọng điểm hoạt động hiệu quả;
Đăng ký và thực hiện các đề tài cấp nhà
nước, trọng điểm cấp bộ, cấp
bộ, cấp thành phố, cấp trường trọng
điểm, cấp trường. Nâng cao chất
lượng đề tài NCKH có tính ứng dụng cao
phục vụ ngay trong sản xuất và trong đào
tạo; Tổ chức các hội nghị, hội thảo
khoa học chuyên ngành; Tăng cường hợp tác với
các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, các
doanh nghiệp trong việc NCKH và chuyển giao công nghệ;
Về
hợp tác quốc tế, quan hệ doanh nghiệp
-
Tiếp tục duy trì và phát triển
mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, công ty
có ngành nghề liên quan trong các lĩnh vực đào tạo,
trao đổi chuyên môn, chuyển giao công nghệ, nghiên
cứu khoa học, sinh hoạt học thuật,tham quan
thực tập, tài trợ và học bổng,...; Kết hợp với các nghiên cứu sinh
ở nước ngoài để đặt quan hệ
hợp tác với các trường Đại học
nước ngoài trong các hoạt động đào tạo,
nghiên cứu, trao đổi giảng viên, sinh viên. Tăng
cường quảng cáo thương hiệu khoa.
Về
phục vụ cộng đồng
-
Tham gia các hoạt động, công tác xã
hội. Tham gia hoạt động sinh viên tình nguyện
kết hợp vời đạo tạo và bổ sung
kiến thức tại các địa phương có nhu
cầu; Tham gia các hoạt động quảng bá, tư
vấn tuyển sinh, ngày Mở nhằm thu hút người học.
-
Thu thập thông tin từ các doanh
nghiệp và địa phương nhằm xác định
các nhu cầu thực tế phù hợp với thế
mạnh của đơn vị; Kết hợp với
Phòng Quan hệ Doanh nghiệp xây dựng ngân hàng dữ
liệu của sinh viên tốt nghiệp.
Về
phát triển cơ sở vật chất
-
Sắp xếp lại khu vực thí
nghiệm, thực tập, phòng học chuyên đề, khu
làm việc của văn phòng khoa, văn phòng Bộ môn,
phòng làm việc của giáo viên tại tòa nhà F1.
-
Đầu tư thiết bị các phòng
thí nghiệm, xưởng thực hành; Đầu tư xây
dựng Trung tâm dịch vụ ô tô, Trung tâm nghiên cứu và
ứng dụng kỹ thuật truyền nhiệt và năng
lượng mới.
Kế hoạch đến
năm 2025, khoa Cơ khí Động lực với hạt
nhân là các bộ môn sẽ phát triển vững mạnh,
cơ cấu tổ chức được sắp xếp
khoa học, hoạt động hiệu quả; trình
độ giảng viên được chuẩn hóa và nâng
cao; cơ sở vật chất của khoa được
đầu tư hiện đại, đồng bộ, các
phòng thí nghiệm, nhà xưởng được trang
bị đầy đủ thiết bị cần
thiết để đảm bảo kết quả đào
tạo đạt được chất lượng cao.
-------------------